Đi tiểu ra máu tươi: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm

0
73

Thông thường, nước tiểu không có máu và thường có màu vàng từ nhạt đến đậm hoặc không màu. Tuy nhiên, không ít người bị đi tiểu ra máu tươi khiến họ vô cùng lo lắng và hoang mang. Đi tiểu – đi đái ra máu tươi có thể là những bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám và điều trị sớm. Trong bài viết sau, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng đi tiểu ra máu đỏ tươi.

Đi tiểu ra máu tươi
Đi tiểu ra máu tươi

1. Triệu chứng đi tiểu ra máu tươi

Đi tiểu ra máu tươi là triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu; sỏi tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang; viêm nhiễm tại thận; bàng quang; khối u ở thận, bàng quang; chấn thương hệ tiết niệu, kinh nguyệt của phụ nữ,…

Ngoài đi tiểu ra nước màu hồng, đỏ tươi thì người bệnh có thể kèm một số triệu chứng như chậm kinh và đi tiểu ra máu, đau lưng tiểu ra máu, đi tiểu buốt ra máu,…

Đi tiểu ra máu tươi là tình trạng có lẫn máu trong nước tiểu
Tiểu ra máu là tình trạng có lẫn máu trong nước tiểu

Khi tiểu ra máu đại thể, bạn sẽ nhận thấy có máu trong nước tiểu bằng cách quan sát màu nước tiểu. Lúc này, nước tiểu sẽ có màu hồng, đỏ hoặc xuất hiện các cục máu đông. Tuy nhiên, đối với dạng tiểu ra máu vi thể, bằng mắt thường, bạn sẽ không quan sát thấy nước tiểu đổi màu nhưng khi quan sát dưới kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy có các tế bào máu.

Ngoài đi tiểu ra máu, người bệnh có thể bị đau bụng dưới, đau thắt lưng, sốt, nôn hoặc buồn nôn, giảm cân, đổ mồ hôi về đêm,…  Không ít trường hợp tiểu ra máu nhưng không đau ở nữ và nam giới có liên quan đến ung thư.

2. Đi tiểu ra máu tươi là bệnh gì?

Đi tiểu ra máu tươi là triệu chứng xuất phát từ nhiều bệnh lý ở hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng bàng quang, u thận, u bàng quang, phì đại tiền liệt tuyến,…

Nhiễm trùng đường tiết niệu gây đi tiểu ra máu tươi
Đi đái ra máu tươi là bệnh gì? Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu

2.1. Nguyên nhân chung gây đi tiểu ra máu tươi

Có nhiều nguyên nhân gây đi tiểu ra máu ở cả nam và nữ giới. Chúng có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Khi hệ tiết niệu bị tấn công, vi khuẩn sẽ gây tổn thương niêm mạc và gây ra tình trạng đi tiểu ra máu, cảm giác buồn đi tiểu liên tục, nước tiểu đục, nước tiểu mùi bất thường, đau rát niệu đạo.
  • Sỏi đường tiết niệu: Sỏi thận, sỏi bàng quang có thể làm xước hoặc rách niêm mạc bên trong đường tiết niệu, khiến nước tiểu màu hồng.
  • Nguyên nhân từ bàng quang – niệu quản như: viêm bàng quang, sỏi bàng quang, u tiền liệt tuyến, u hoặc ung thư bàng quang.
  • Nguyên nhân từ thận: Các vấn đề về thận như sỏi thận, ung thư thận, viêm bể thận, lao thận, viêm cầu thận cấp, chấn thương thận và xung quanh thận có thể gây đi tiểu ra máu đỏ tươi. (Xem thêm: Bệnh tiểu ra máu là bệnh gì?)
Viêm cầu thận cấp gây tiểu ra máu đỏ tươi
Viêm cầu thận cấp gây tiểu ra máu đỏ tươi
  • Sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tiểu ra máu, nhiễm sán, ký sinh trùng hoặc lao động nặng cũng có thể gây đái ra máu tươi.
  • Tiểu ra máu do gắng sức: Khi tập thể dục với cường độ mạnh mà không được bù nước đúng cách có thể gây tiểu ra máu. Tuy nhiên, tình trạng này thường tự khỏi.
  • Đặt ống thông tiểu: Ống thông tiểu được sử dụng khi người bệnh bị khó đi tiểu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lý. Bản thân việc đặt ống thông tiểu là quá trình xâm lấn, điều này có thể gây tổn thương niệu đạo và tiểu ra máu ở nhiều người.
  • Sử dụng một số loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống viêm không steroid, hoặc NSAID,… có thể gây tiểu ra máu.
  • Ngoài ra, quan hệ tình dục thô bạo gây trầy xước cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị tiểu ra máu tươi.

2.2. Nguyên nhân đi tiểu ra máu tươi ở nữ giới

Tiểu ra máu ở nữ là bệnh gì? Thông thường, khi chị em đi tiểu ra máu thì nguyên nhân thường liên quan đến nhiễm trùng, viêm hệ tiết niệu hoặc do xuất huyết từ cổ tử cung, âm đạo,… có thể gặp cả ở phụ nữ đang mang thai.

  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng niêm mạc tử cung phát triển trong tử cung và ngoài tử cung (khoang bụng hoặc xương chậu). Người bị lạc nội mạc tử cung có thể bị tiểu ra máu kèm theo đau thắt vùng bụng dưới, vùng chậu.
Lạc nội mạc tử cung gây tiểu ra máu ở phụ nữ
Lạc nội mạc tử cung gây tiểu ra máu ở phụ nữ
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đây là nguyên nhân khá phổ biến gây đi đái ra máu tươi ở phụ nữ. Với cấu trúc hệ tiết niệu ngắn và thẳng nên hệ tiết niệu rất dễ bị nhiễm trùng, gây đau vùng xương chậu, tiểu buốt ra máu… (Xem thêm: Cách chữa đi tiểu buốt ra máu ở phụ nữ)
  • Ung thư: Ung thư bàng quang, ung thư thận có thể gây tiểu ra máu ở phụ nữ. Tuy nguyên nhân này hiếm nhưng chị em cũng nên đi khám và tầm soát ung thư định kỳ nhé.
  • Tiểu ra máu trong thời gian kinh nguyệt: Máu kinh có thể lẫn trong nước tiểu, khiến nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ. Tuy nhiên, tình trạng này thường không đáng ngại và có thể tự chấm dứt khi kết thúc kỳ kinh nguyệt.
Tiểu ra máu trong thời kỳ kinh nguyệt thường không đáng lo ngại
Tiểu ra máu trong thời kỳ kinh nguyệt thường không đáng lo ngại

2.3. Nguyên nhân đi tiểu ra máu tươi ở nam giới

Nam giới tiểu ra máu thường do bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm hoặc phì đại tiền liệt tuyến, sỏi thận, sỏi bàng quang, đặt ống thông tiểu, sử dụng một số loại thuốc,…

  • Ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang: Bệnh có thể khiến người bệnh bị tiểu ra máu, đau âm ỉ vùng chậu, đau khi xuất tinh, giảm cân, đau lưng dưới,…
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Đây là nguyên nhân gây tiểu ra máu khá phổ biến ở nam giới trung niên. Khối phì đại có thể chèn ép niệu đạo, khiến niệu đạo phải co bóp nhiều hơn, dẫn đến tổn thương và chảy máu.
Phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân gây tiểu ra máu phổ biến ở nam giới
Phì đại tiền liệt tuyến là nguyên nhân gây tiểu ra máu phổ biến ở nam giới

3. Cách chữa đi tiểu ra máu tươi

Để chữa tình trạng đi tiểu ra máu tươi, tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh áp dụng các phương pháp theo Tây y, điều trị tại nhà hoặc sử dụng các sản phẩm thảo dược thiên nhiên.

3.1. Các phương pháp theo Tây Y

  • Dùng thuốc Tây Y: Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, corticoid, thuốc ức chế miễn dịch,…
Thuốc điều trị tiểu ra máu mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ
Thuốc điều trị tiểu ra máu mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng kèm theo nhiều tác dụng phụ
  • Tán sỏi: Nếu tiểu ra máu có nguyên nhân do sỏi thận, sỏi bàng quang thì người bệnh cần tán sỏi để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể.
  • Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị: Trong trường hợp tiểu ra máu do các khối u, ung thư thì người bệnh cần được chỉ định các phương pháp phù hợp để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

3.2. Cách chữa tiểu ra máu tại nhà

Cách chữa đi tiểu ra máu ở nam giới và cách điều trị đi tiểu ra máu ở phụ nữ tại nhà khá đơn giản. Bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn ngừa hình thành sỏi và giúp hệ tiết niệu hoạt động ổn định, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể hiệu quả.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày.
  • Không nên thức khuya, nhịn tiểu, làm việc quá sức.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung trái cây, rau xanh, tinh bột, chất béo thực vật… vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm như: đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng, rượu, bia… (Xem thêm: Cách chữa tiểu ra máu tại nhà TẠI ĐÂY)
Người bị tiểu ra máu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
Người bị tiểu ra máu nên ăn nhiều rau xanh, trái cây
  • Tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày.
  • Áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa tiểu ra máu như: uống bột sắn dây, uống nước lá mùng tơi,… để cải thiện bệnh hiệu quả.

Xem thêm về các cách điều trị tiểu ra máu, mời bạn click TẠI ĐÂY.

3.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược Bảo Niệu Đức Thịnh, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Bên cạnh các biện pháp trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược thiên nhiên để tăng cường hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị đái ra máu, tiêu biểu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh và Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.

Bảo Niệu Đức Thịnh có dạng viên nén phù hợp cho trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn. Sản phẩm có thành phần thảo dược với các vị thuốc như: Ích trí nhân, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Thỏ ty tử, Viễn chí,… có tác dụng cân bằng âm dương cho cơ thể, hỗ trợ điều trị tiểu ra máu. Ngoài ra, Bảo Niệu Đức Thịnh còn có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang nên hỗ trợ giảm các triệu chứng tiểu dầm, tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt,… hiệu quả, an toàn, tác dụng lâu dài. Sản phẩm lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng Đất Việt năm 2019.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng bào chế cao lỏng, phù hợp với trẻ em. Sản phẩm có thành phần gồm: Đảng sâm, Đương quy, Quy bản và Quy giáp, Phục linh, Tang phiêu tiêu, Cam thảo, Viễn chí,… có tác dụng điều trị các vấn đề đường tiểu nói chung và tiểu ra máu nói riêng. 

Ra đời hơn 10 năm nay, sản phẩm được đông đảo người dùng và chuyên gia đánh giá cao, vinh dự lọt danh sách Sản phẩm Tin & Dùng năm 2011 và Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022.

Thuốc Trị Đái dầm Đức Thịnh
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh

Để chữa tiểu ra máu, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 2 sản phẩm trên. Cả 2 sản phẩm đều được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, sản xuất tại nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP-WHO nên chất lượng luôn được đảm bảo.

Với các thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng đi tiểu ra máu tươi ở trên, hy vọng bạn đã có những kiến thức cần thiết để phòng và điều trị bệnh cho bản thân và người thân trong gia đình.

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn hãy gọi Hotline 087.658.8866 hoặc để lại bình luận phía dưới bài viết để các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh tư vấn nhé!